Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển ổn định từ những năm tháng đầu đời. Bước qua giai đoạn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ cần được ăn dặm để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng. Vậy bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? Trong bài viết dưới đây, Angelpro.vn sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!
Bí quyết giúp trẻ ăn ngon tăng sức đề kháng hiệu quả 2021
Trẻ biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao? Giải pháp khắc phục hiệu quả
Angel Pro – Sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé tốt nhất
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong sữa mẹ có chứa nhiều thành phần thiếu yếu. Cùng với hàm lượng kháng thể cao, sữa mẹ giàu chất đạm và chất béo. Ngay từ khi mới chào đời, cơ thể trẻ đã được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Nhờ đó, trẻ phát triển cân bằng về thể chất và hình thành “hàng rào miễn dịch” để chống chọi với các nhân lạ xâm nhập.
Trẻ nhỏ bắt đầu làm quen với ăn dặm
Tuy nhiên, đến một giai đoạn nhất định, nguồn dinh dưỡng trong sữa mẹ không đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Khi đó, bé cần tiếp nhận những dưỡng chất bên ngoài thông qua nguồn thực phẩm dồi dào. Một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe của con nhỏ như: Trái cây, rau xanh, thịt động vật, tinh bột, cá, sữa, trứng… Trong quá trình ăn dặm, mẹ vẫn cho trẻ bú sữa thường xuyên. Tuy nhiên, bạn cần điều chỉnh cữ bú phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Hãy cố gắng giảm nguồn sữa tự nhiên và tăng lượng thức ăn trong khẩu phần của con yêu.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí cách giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon – mẹ nhất định phải biết
Tình trạng trẻ thấp còi, thiếu cân nặng khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng. Bởi vậy, không ít người nóng vội cho con dặm dặm quá sớm. Vậy trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy hợp lý nhất? Tư vấn của các chuyên gia cho rằng mẹ nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 6 tháng tuổi. Đây là mốc thời gian lý tưởng giúp bé hấp thu được các chất dinh dưỡng thuận lợi.
Trẻ ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi
Các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ được hoàn thiện qua từng giai đoạn. Bước sang tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Bởi vậy, ngoài nguồn sữa mẹ bú hàng ngày, hệ tiêu hóa có thể xử lý nguồn thực phẩm mới. Việc cung cấp các loại thực phẩm có lợi giúp trẻ khỏe mạnh hơn và củng cố hệ miễn dịch.
Ngược lại, một số bậc phụ huynh sợ hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng nên cho ăn dặm muộn. Mẹ vẫn nuôi con bằng nguồn sữa tự nhiên kết hợp với sữa công thức. Quan niệm này của mẹ chưa hoàn toàn chính xác. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ sẽ phát triển chậm hơn các em bé cùng trang lứa. Thậm chí, sức đề kháng của trẻ yếu ớt nên dễ bị các loại vi khuẩn, virus tấn công.
Không chỉ giải đáp được thắc mắc khi nào bé ăn dặm, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết. Như vậy, quá trình ăn dặm của trẻ sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Cụ thể như sau:
Bé ăn dặm từ tháng thứ mấy? Trẻ bắt đầu khám phá các loại thực phẩm đa dạng từ tháng thứ 6. Dưới đây là hai phương pháp ăn dặm phổ biến được các bậc phụ huynh áp dụng.
Ưu điểm của cách cho trẻ ăn dặm theo kiểu truyền thống là dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn. Mẹ sẽ chủ động xây nhuyễn các loại thức ăn và cho trẻ hấp thu qua đường miệng. Khi trẻ đã làm quen với dạng đồ ăn này, mẹ tiếp tục chuyển sang thức ăn cắt nhỏ. Với phương pháp này, mẹ cần thay đổi thực đơn linh hoạt trong các bữa ăn. Như vậy, trẻ sẽ không bị nhàm chán và luôn cảm thấy hứng thú.
Cách ăn dặm truyền thống giúp mẹ kiểm soát lượng thức ăn của trẻ
Cách ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp hiện đại được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Thay vì lựa chọn thức ăn cho con, mẹ sẽ cho trẻ tự khám phá theo sở thích. Nhờ đó, trẻ được tự do ăn theo nhu cầu và tránh tình trạng quá no hoặc đói bụng. Đặc biệt hơn, phương pháp này giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
Kiểu ăn dặm tự chỉ huy được nhiều phụ huynh áp dụng
Để quá trình ăn dặm của bé đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần áp dụng những kiến thức khoa học. Với kinh nghiệm nuôi con nhỏ dưới đây, chắc chắn mẹ không nên bỏ lỡ.
Bé ăn dặm đến khi nào? Trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng cho đến khoảng hơn 2 tuổi. Lúc này, hàm răng của bé cơ bản đã hoàn thiện và có thể nhai, nghiền nát cơm. Nhằm kích thích bé ăn ngon miệng, mẹ nên sắp xếp thời gian ăn uống hợp lý. Thay vì ưu tiên cho trẻ ăn trước, mẹ nên cho con ăn cùng với gia đình. Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng và tích cực khám phá đồ ăn.
Tạo hứng thú giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần tuân thủ nguyên tắc của các chuyên gia dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng cho con ăn ít một để dần làm quen với thực phẩm và tuyệt đối không nhồi nhét. Mẹ nên sắp xếp các loại đồ ăn theo thứ tự ưu tiên từ tinh đến thô, loãng đến đặc. Ban đầu, mẹ có thể cho trẻ làm quen với một, hai loại rau củ rồi tiếp tục bổ sung thực đơn đa dạng hơn.
Tập cho trẻ ăn dần theo từng giai đoạn
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên dễ bị nôn trớ, tiêu chảy hay táo bón. Do đó, khi lựa chọn thức ăn cho bé, mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng. Thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh và không chứa chất độc hại. Đồng thời, mẹ nên ưu tiên thực phẩm tươi sống và hạn chế đồ ăn cay nóng.
Ngoài ra các mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé như Angel Pro. Sản phẩm giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường hẹ tiêu hóa, tăng sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe cho bé. Bạn có thể liên hệ hotline: 0865.119.836 để được tư vấn trực tiếp hoặc đặt mua online tại Cửa hàng Angelpro.vn
Với những thông tin trên đây, hy vọng mẹ đã giải đáp được thắc mắc bé ăn dặm từ tháng thứ mấy. Hãy áp dụng ngay phương pháp tập ăn khoa học cho bé và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Để tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích về nuôi con nhỏ, mẹ hãy theo dõi Angelpro.vn thường xuyên nhé.
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.