Trẻ em thường quấy khóc về đêm là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bỉm. Đây là tình trạng chung mà hầu hết các mẹ đều phải đối diện. Ban ngày bé có thể ngủ rất sâu nhưng lại thường thức giấc về đêm. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc về đêm. Và liệu có cách nào để khắc phục tình trạng này không? Nội dung bài viết bên dưới sẽ tiết lộ cho mẹ những thông tin trên.
Trẻ ngủ hay giật mình phải làm sao? Nguyên nhân và các lưu ý quan trọng
Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và cách khắc phục tốt nhất
Trẻ nhỏ dường như không có đồng hồ sinh học nhất định, chúng sẽ ngủ khi muốn và thức dậy khi đủ giấc. Lúc nhỏ bé sẽ không thể phân biệt ngày và đêm. Những từ sau 3 tháng tuổi trở đi thì bé sẽ có chu kỳ ngủ ổn định hơn, không nhầm lẫn ngày và đêm. Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau. Trẻ từ 4-11 tháng tuổi có thời gian ngủ lý tưởng là 15 tiếng/ngày.
Trẻ từ 3-5 tuổi đã hình thành trí tưởng tượng phong phú, bé ngủ không ngon giấc hay giật mình. Vì thế, bạn nên cố gắng giữ yên lặng để bé ngủ đủ 11-13 tiếng/ ngày. Đối với trẻ từ 6-13 tuổi, giấc ngủ lý tưởng dao động từ 9-11 tiếng/ ngày. Ở lứa tuổi này, bé đã biết cách chia thời gian sinh hoạt thích hợp. Tuy nhiên, trẻ sẽ dễ ham vui mà quên ngủ đúng giờ quy định.Vì thế bố mẹ cần ở bên để nhắc trẻ ngủ đúng giấc.
Thời gian ngủ lý tưởng ở mỗi độ tuổi sẽ có sự khác nhau
Có hơn một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé ngủ không ngon giấc về đêm. Những nguyên nhân này có thể đến từ môi trường bên ngoài và từ bên trong cơ thể trẻ.
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định nên thỉnh thoảng sẽ xảy ra tình trạng không ngủ được do ăn chưa no. Lúc ăn bé có thể cảm thấy no và không muốn tiếp tục. Tuy nhiên, sau khi hoạt động một lúc thì thức ăn sẽ được tiêu hóa hết. Nó thường trùng với thời điểm bé sắp đi ngủ nên dẫn đến việc quấy khóc, khó chịu. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Điều này hạn chế tình trạng dạ dày co bóp quá mức vì thiếu thức ăn.
Yếu tố môi trường là nguyên nhân dễ khiến trẻ không có giấc ngủ ổn định. Tiếng động, ánh sáng,…thường là những tác nhân môi trường rất khó kiểm soát. Vì trẻ còn nhỏ nên mức độ nhạy cảm cũng cao hơn. Khi bé bị đánh thức bởi những nguyên nhân trên sẽ dẫn đến việc cáu gắt, khó chịu. Bé cũng khó đi vào giấc ngủ trở lại. Nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến não bộ bé mệt mỏi và khả năng phát triển cũng chậm lại. Vì thế, việc đảm bảo một môi trường yên tĩnh là điều cần thiết để bé có giấc ngủ ngon.
Bé ngủ không ngon giấc về đêm có thể do yếu tố môi trường ảnh hưởng
Tình trạng sức khỏe không tốt sẽ khiến bé ngủ không ngon giấc về đêm. Khi cơ thể mệt mỏi, khó chịu, trẻ thường cáu gắt, rất khó có giấc ngủ sâu và ngon. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ thì sức đề kháng càng yếu. Nên việc đau vặt xảy ra thường xuyên hơn. Các vấn đề sức khỏe thường gặp như hệ tiêu hóa kém, ốm sốt, bé mọc răng sữa,…đều có thể trở thành nguyên nhân khiến bé mất ngủ. Khi bé đang gặp những tình trạng này, mẹ hãy cố gắng ở cạnh thường xuyên. Có thể hát ru hoặc massage, kể chuyện để giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bé ngủ không ngon giấc về đêm cũng do các vấn đề sức khỏe
Vì là trẻ nhỏ nên bé chưa thể kiểm soát việc tự vệ sinh thân thể của mình. Khi đó, nếu mẹ vô tình quên thay tã sẽ khiến bị có cảm giác bí bách, khó chịu. Cơ thể trẻ nhỏ tuy ít vận động nhưng vẫn có tuyến mồ hôi toát ra. Cộng với việc trẻ thường xuyên đại, tiểu tiện nên luôn cần phải vệ sinh sạch sẽ. Cảm giác khó chịu, ẩm ướt sẽ khiến trẻ quấy khóc, thức giấc vào ban đêm. Do đó, mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé để giúp bé có giấc ngủ sâu và ngon hơn nhé.
Tã ẩm ướt sẽ khiến bé thức giấc thường xuyên
Xem thêm: Mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc – Cha mẹ nhất định không được bỏ qua
Một số bất mí dưới đây sẽ giúp mẹ khắc phục được tình trạng ngủ không ngon giấc của trẻ.
Trẻ nhỏ cũng có cần có không gian thoải mái để tạo ra tâm lý thư giãn nhất. Tâm lý ổn định sẽ quyết định rất lớn đến chất lượng giấc ngủ ở trẻ. Nếu bé có một ngày vui vẻ, hạnh phúc và luôn cảm nhận được tình yêu thương thì tối đến sẽ rất dễ đi vào giấc ngủ. Ngược lại, nếu tâm lý bé lo lắng, buồn bã vì không có sự tương tác của người thân sẽ làm giấc ngủ của bé chập chờn, không yên.
Tâm lý thoải mái sẽ giúp trẻ ngủ ngon giấc về đêm
Một thói quen tốt sẽ là điều kiện cần để giúp bé có chu kỳ ngủ ổn định, chất lượng. Ngủ đúng giờ là cách giúp bé hình thành nên phản xạ nghỉ có điều kiện. Dầu dần bé sẽ tự tạo được cho mình một đồng hồ sinh học phù hợp giúp bé ăn ngon ngủ ngon. Khi bé đủ lớn, bạn có thể cho bé làm quen với việc ngủ một mình. Hạn chế ẵm bồng và hát ru vì sẽ tạo ra tâm lý dựa dẫm, phụ thuộc. Mẹ cũng không nên ép trẻ ngủ quá nhiều, chỉ cần thời lượng đủ với độ tuổi của bé là được.
Thời gian ăn uống là một trong những thói quen ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Bạn không nên cho trẻ ăn quá sớm vì có thể dẫn đến tình trạng đói bụng trước khi đi ngủ. Nhưng cũng không nên cho trẻ ăn gần sát giờ ngủ vì cảm giác quá no cũng khiến trẻ khó chịu. Việc xây dựng và điều chỉnh thời gian ăn uống phù hợp là điều cần thiết. Khi đó, trẻ sẽ không gặp các tình trạng quá đói hoặc quá no, hạn chế việc bé ngủ không ngon giấc về đêm.
Ngoài những giải pháo ở trên, việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, ngủ ngon là điều các mẹ nên quan tâm. Thực phẩm BVSK Angel Pro với thành phần chính gồm các chiết xuất cao lạc tiên, cao tâm sen và nhiều khoáng chất, vitamin,…giúp hệ tiêu hóa bé ổn định, hấp thụ dinh dưỡng từ các bữa ăn tốt hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng tăng sức đề kháng, hỗ trợ giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Sản phẩm đạt chứng nhận GMP an toàn cho sức khỏe, thích hợp với những bé biếng ăn, chậm lớn. Sản phẩm có mức giá khá hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Để biết thêm thông tin sản phẩm và giải đáp các thắc mắc, bạn có thể truy cập vào website: Angelpro.vn hoặc liên hệ đến số hotline: 0865.119.836 để nhận được sự tư vấn đầy đủ nhất.
4. Lời kết
Nội dung bài việc trên đã phần nào cung cấp cho bạn những nguyên nhân khiến bé ngủ không ngon giấc về đêm. Từ đó giúp bạn có đưa ra những giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này. Chúc bé có được giấc ngủ ổn định để mẹ đỡ vất vả.
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.