Trẻ ngủ hay giật mình là một hiện tượng sinh lý phổ biến, thường xuất hiện khi bé đang ở trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cơ thể và trí não. Những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé đúng cách, đẩy lùi tình trạng giật mình khi ngủ của bé.
Bạn có thể xem thêm: Cẩm nang giúp bé ăn ngon ngủ ngon – Mẹ cần phải biết
Trẻ ngủ hay giật mình tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài thì đáng báo động. Thay vì tùy tiện cho bé uống thuốc, bạn hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và đưa bé đi khám bác sĩ.
Trẻ ngủ hay giật mình là do sự tác động của các yếu tố dưới đây:
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ giật mình liên tục
Ngoài các nguyên nhân chủ quan ở trên thì các tác động từ bên ngoài cũng ảnh hưởng không hề nhỏ. Nhiều cha mẹ đã bỏ qua các yếu tố dưới đây khi chăm sóc trẻ:
Dù với nguyên nhân nào thì tình trạng trẻ ngủ hay giật mình kéo dài cũng rất nguy hiểm. Cha mẹ hãy cảnh giác khi chăm sóc bé.
>>Xem thêm: Mẹo cho bé ngủ đêm ngon giấc – Cha mẹ cần lưu ý
Hậu quả mà triệu chứng ngủ hay giật mình của trẻ mang lại tùy mức độ sẽ khác nhau. Tuy nhiên chúng đều gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bé khi trưởng thành.
Trẻ sơ sinh có bộ não phát triển chưa toàn diện. Chỉ một tác động nhỏ từ bên ngoài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Theo nhiều cuộc nghiên cứu, những bé hay giật mình, dậy giữa đêm thường chậm xử lý tình huống và khả năng học hỏi cũng kém hơn người bình thường.
Ngoài ra, giật mình khi ngủ còn làm suy giảm hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống tiêu hóa và hệ miễn dịch. Bé khi trưởng thành dễ bị ốm, mắc cao huyết áp, nhiễm trùng…
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhiều bé giật mình giữa đêm và khóc rất to nhưng khi cho bú thì bé không chịu. Nguyên nhân là do sự suy giảm hormone, giảm phản xạ bú và cảm giác thèm ăn. Tình trạng này kéo dài, mẹ cũng sẽ mất sữa.
Theo các chuyên gia y tế, những đứa trẻ ngủ hay giật mình sẽ chậm lớn hơn những đứa trẻ thông thường. Vì vậy. các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt chú ý bổ sung dưỡng chất và chăm sóc bé đúng cách.
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Một giấc ngủ ngon sẽ kích thích sự phát triển của hormone ở tuyến yên gấp 4, 5 lần những đứa trẻ bình thường. Khi bé ngủ không đủ giấc, dễ gây giật mình, tác động tiêu cực đến thể chất và trí não.
Hậu quả cuối cùng và cũng là nghiêm trọng nhất với tình trạng em bé ngủ hay giật mình đó là nguy cơ đột tử cao. Khi trẻ mất ngủ dễ sinh quấy khóc, không thể dỗ được. Tình trạng này kéo dài làm ức chế hệ hô hấp, bé ngưng thở, dễ đột tử.
Chính bởi những hậu quả như trên mà việc chăm sóc bé phải thật đúng cách. Bạn có thể cho bé bú no trước khi ngủ, giữ bé ở gần và giúp bé vận động nhiều hơn.
Hãy cho bé vận động để tiêu hao năng lượng, tăng sức đề kháng. Một số động tác như co duỗi bắp tay, bắp chân làm tăng sự dẻo dai, dễ dàng kiểm soát phản xạ và ngủ ngon hơn. Cha mẹ nên cho bé nằm sấp, tự lẫy, tự ngóc đầu lên… để hỗ trợ hệ vận động phát triển.
Cha mẹ nên giúp bé vận động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng
Bé cần phải được bú no trước khi ngủ. Trường hợp bé tỉnh giấc khi đang ngủ xuất hiện khá thường xuyên bởi nguyên nhân bé bị đói bụng. Đây là tình trạng phổ biến và hầu như bé nào cũng từng mắc phải. Sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, cải thiện giấc ngủ và hạn chế tình trạng giật mình.
Trong những năm tháng đầu đời, mẹ nên giữ bé ở gần mình. Đặc biệt, trước khi ngủ, nên ôm bé, ru ngủ và chỉ đặt xuống giường khi bé đã ngủ say. Tuyệt đối không tạo cho trẻ thói quen gối đầu tay mẹ lúc ngủ. Cách này sẽ khiến bé lệ thuộc vào bạn, chỉ cần đặt xuống giường bé lập tức giật mình, tỉnh giấc.
Khi bé ngủ, mẹ nên giữ bé ở gần đến khi ngủ say mới đặt xuống giường
Ngoài ra, một số bà mẹ thường tận dụng lúc con ngủ để làm việc nhà. Cách này có thể áp dụng nhưng bạn vẫn phải thường xuyên để mắt đến trẻ. Tuyệt đối không ra khỏi nhà và đặt bé ngủ trên giường một mình.
>>Xem thêm: Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và cách khắc phục tốt nhất
Bé giật mình khi ngủ làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của cơ thể. Nếu con bạn cũng gặp phải tình trạng này cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây:
Cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Bé có phát triển bình thường, khỏe mạnh hay không phụ thuộc phần lớn vào cha mẹ. Chính vì thế, hãy chăm sóc bé đúng cách, tránh để bé bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài môi trường.
Trẻ ngủ hay giật mình gây nên nhiều biến chứng khác nhau. Ban đầu, tình trạng này không nguy hiểm nhưng nếu để lâu dài sẽ làm bé chậm phát triển hơn so với người bình thường. Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc bé cho tốt. Để tham khảo thêm các thực phẩm bảo vệ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho bé mời bạn truy cập website https://angelpro.vn/.
Liên hệ dược sỹ để nhận tư vấn miễn phí: 0865.119.836
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.