Trẻ thấp còi là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển cơ thể. Lúc này, cân nặng và chiều cao của bé thấp hơn mức trung bình dựa theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới WHO. Nếu cha mẹ không chăm sóc đúng cách, dễ dẫn đến những hậu quả khó lường. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi là gì? Cách phòng ngừa như thế nào?
Có thể bạn đang quan tâm: Hướng dẫn bổ sung canxi giúp bé cao lớn mỗi ngày
Trẻ thấp còi là dạng suy dinh dưỡng mãn tính, theo đó cân nặng và chiều cao của bé theo tuổi thấp hơn cân nặng và chiều cao chuẩn. Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi. Khi trẻ bị thấp còi trưởng thành, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người thường. Đồng thời, nguy cơ tử vong của nhóm đối tượng này cũng sẽ cao hơn.
Trẻ thấp còi là tình trạng khá phổ biến hiện nay
Muốn xác định trẻ có bị thấp còi, suy dinh dưỡng không cần đo chiều cao đứng hoặc chiều dài nằm của bé. Sau đó, so sánh các thông số với biểu đồ tăng trưởng chiều cao theo lứa tuổi, giới tính. Với trẻ dưới 2 tuổi sẽ đo chiều dài nằm, trẻ từ 2 tuổi trở lên đo chiều cao đứng. Ngoài ra, trẻ dưới 1 tuổi, một tháng đo chiều cao một lần. Từ 1 đến 2 tuổi, đo 2 hoặc 3 lần một tháng. Trẻ trên 2 tuổi đến 5 tuổi, 6 tháng đo 1 lần. Với trẻ mắc chứng thấp còi, mỗi tháng đo 1 lần.
Người ta thường dựa vào các dấu hiệu dưới đây để xác định trẻ bị thấp còi:
Hiện tượng suy dinh dưỡng, thấp còi có thể đến với bất kỳ đứa trẻ nào. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất với các nhóm đối tượng dưới đây:
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị thiếu dinh dưỡng, thấp còi. Xác định rõ nguyên nhân, cha mẹ sẽ biết được cách chăm sóc và điều trị đúng đắn. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé có chiều cao, cân nặng thấp hơn người bình thường.
Trong giai đoạn đầu đời, nếu bé mắc phải các bệnh như sốt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thể. Đồng thời, quá trình chăm sóc khi mắc bệnh và sau khi khỏi bệnh không đảm bảo được các dinh dưỡng cần thiết cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi của bé.
Trẻ thấp còi do nhiều yếu tố gây nên
Yếu tố bệnh lý còn bắt nguồn từ cơ thể người mẹ. Nếu mẹ mắc bệnh và cắt sữa sớm sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết, bé chậm phát triển và yếu ớt hơn.
Nguyên nhân thứ hai khiến bé thấp còi là do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học. Nhiều bà mẹ thường cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn mà không hề nghĩ hành động này gây ảnh hưởng đến bé như thế nào. Theo các chuyên gia y tế, trong 12 tháng đầu, bé nên bú sữa mẹ để phát triển tốt theo đúng tiêu chuẩn khoa học.
Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng bắt nguồn từ hoàn cảnh gia đình. Nhiều nhà không đủ kinh tế để mang đến cho con một bữa ăn đủ chất, bé thấp còi, chậm lớn. Hay khi trẻ biếng ăn nhiều ngày liên tiếp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý hay chế độ dinh dưỡng, một vài nguyên nhân dưới đây cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Chẳng hạn như:
>> Bạn có thể tham khảo thêm:
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Những điều cần biết
Vitamin tăng chiều cao cho bé nên dùng loại nào là tốt nhất?
Khi bé bị suy dinh dưỡng, thấp còi, tuyệt đối không được chủ quan. Tình trạng này về lâu dài dễ sinh ra nhiều hậu quả khó lường như:
Cần làm gì để bé không bị thấp còi. Tưởng đơn giản nhưng vấn đề này khiến không ít các bậc làm cha làm mẹ phải đau đầu. Bé mãi không lớn, chậm phát triển là do bạn chăm sóc chưa đúng cách. Một số mẹo dưới đây sẽ giúp trẻ lớn nhanh hơn, phát triển vượt trội:
Việc phòng ngừa tình trạng thấp còi ở trẻ nhỏ cần được thực hiện khi người mẹ đang mang thai. Trường hợp muộn nhất cũng chỉ tính đến 2 năm đầu đời của trẻ.
Người mẹ khi mang thai cần dung nạp vào cơ thể đủ năng lượng, vitamin, protein, khoáng chất… Qua đó, tình trạng thiếu canxi, thiếu máu được khắc phục nhanh chóng. Thức ăn dung nạp vào cơ thể phải đầy đủ 5 nhóm là tinh bột, rau củ, thịt, ngũ cốc và trái cây.
Khi mẹ bầu uống thêm sắt, acid folic để chống dị tật ống thần kinh thai nhi, thiếu máu cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không uống một cách tùy tiện. Trong quá trình mang thai, nên đi khám định kỳ và kiểm soát cân nặng phù hợp.
Trong 2 năm đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ nhỏ. Trong 6 tháng đầu, cần cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Từ 6 tháng trở đi, có thể bổ sung thêm các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển cơ thể nhưng vẫn không được quên bổ sung sữa mẹ.
Cần phải bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể bé bên cạnh sữa mẹ
Thời gian cho trẻ bú mẹ tối đa là từ 18 đến 24 tháng. Đồng thời, nếu bé bị bệnh tuyệt đối không được kiêng khem quá mức, cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Trong thực phẩm cần chứa đầy đủ kẽm và các loại vitamin A, D.
Như vậy, trẻ thấp còi là do nhiều yếu tố tác động tiêu cực, nếu không chăm sóc đúng cách dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Những mẹo hữu ích trong bài viết trên đây hãy áp dụng đúng cách, đầy đủ nhằm bảo vệ sức khỏe và duy trì cân nặng, chiều cao đạt chuẩn. Cha mẹ có thể tham khảo thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Angelpro.vn. hoặc liên hệ 0865.119.836 để được dược sỹ tư vấn miễn phí.
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.