Chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ luôn là vấn đề cần thiết của các bậc phụ huynh. Nếu giữ gìn không đúng cách, trẻ rất dễ bị sâu răng. Vậy trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Giải pháp điều trị cho trẻ hiệu quả như thế nào? Cùng theo dõi ngay giải đáp dưới đây của chuyên gia nhé!
Có thể bạn đang quan tâm: Bổ sung canxi cho trẻ – Tổng hợp kiến thức cha mẹ cần biết
Để trả lời cho câu hỏi trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hàm răng có vai trò rất quan trọng đối với mỗi con người. Ngay từ giai đoạn từ 3 – 12 tháng tuổi, bộ răng đầu tiên của trẻ đã bắt đầu hình thành. Trong đó, chiếc răng hàm đầu tiên thường mọc vào khoảng thời gian trẻ từ 12-19 tháng tuổi. Trẻ bị sâu răng xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
Trẻ em bị sâu răng hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân
Răng hàm nằm ở vị trí bên trong cùng của bộ răng. Nó tham gia trực tiếp vào hoạt động nhai và nghiền thức ăn của cơ thể. Hàng ngày, răng hàm phải hoạt động liên tục nên rất dễ bị bám thức ăn. Đây là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn hình thành và phát triển. Nếu cha mẹ không tuân thủ các biện pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách thì nguy cơ bị sâu răng rất cao.
Theo thống kê mới nhất, tình trạng sâu răng ở trẻ 3-4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Một số bậc phụ huynh nghĩ rằng sâu răng ở trẻ em 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm không đáng lo ngại. Sau một thời gian, những chiếc răng sữa sẽ được thay thế bởi hàm răng mới. Tuy nhiên, quan niệm này của cha mẹ hoàn toàn sai lầm. Ngay từ khi còn nhỏ, răng hàm đã giúp định hình vị trí của toàn bộ hàm răng.
Bên cạnh thói quen lười vệ sinh răng miệng thì quá trình tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt cũng khiến trẻ bị sâu răng. Theo nghiên cứu, đa số trẻ em đều bị hấp dẫn bởi đồ ngọt. Hầu hết cha mẹ đều chiều theo ý muốn của con và cho trẻ ăn đồ ngọt thỏa thích. Lượng đường nhân tạo có trong các loại bánh, kẹo gây ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
Ăn quá nhiều đồ ngọt khiến trẻ bị sâu răng hàm
Tình trạng sâu răng hàm ở trẻ gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng. Trước khi đưa thức ăn vào dạ dày để tiêu hóa, răng hàm sẽ làm nhiệm vụ xé, nhai và nghiền nát. Nếu trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm thì quá trình xử lý thức ăn sẽ gặp khó khăn. Từ đó, bộ phận tiêu hóa làm việc vất vả hơn gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Cùng với đó, hiện tượng sâu răng ở trẻ em 3 tuổi khiến cho cơ thể cảm thấy rất khó chịu. Bé sẽ phải trải qua những cơn đau nhức răng và có liên quan đến toàn bộ hệ thần kinh. Thực tế, nhiều trẻ quấy khóc, biếng ăn hay bỏ bữa do đau răng kéo dài. Lúc đó, cơ thể không cung cấp đủ dinh dưỡng để nuôi các bộ phận dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng.
Tình trạng sâu răng hàm ở trẻ em gây ra nhiều tác hại
Nghiêm trọng hơn, trẻ sâu răng hàm khiến cho đội quân vi khuẩn tấn công từ ngoài vào trong. Ở giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp thủ thuật và nhổ răng. Tuy nhiên, răng hàm nhổ quá sớm khiến lợi khô lại và rất khó mọc răng mới, Đồng thời, cấu trúc của hàm răng có thể bị thay đổi, răng mọc xen kẽ và không đều.
>> Mời bạn xem thêm:
Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh. Nhất là những cha mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ thì việc điều trị sâu răng ở trẻ em càng khó khăn. Dưới đây là những mẹo ngăn ngừa sâu răng hiệu quả mẹ có thể tham khảo.
Đồ ăn chứa nhiều chất tạo ngọt là nguyên nhân chủ yếu gây phá hủy cấu tạo của hàm răng. Việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vào buổi tối khiến vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần lựa chọn thời điểm thích hợp để cho trẻ ăn đồ ngọt. Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ, mẹ nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng bằng nước muối hoặc chải răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế sâu răng
Theo các chuyên gia, việc chải răng đúng cách giúp bảo vệ hàm răng luôn sạch sẽ, đều đẹp. Khi mua sản phẩm chăm sóc răng miệng cho con, mẹ nên ưu tiên các loại có thành phần an toàn. Đồng thời sử dụng loại bàn chải lông mềm và chải đều xung quanh các bề mặt răng. Động tác chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương phần lợi non nớt của trẻ.
Nhằm hạn chế tối đa tình trạng sâu răng ở trẻ, mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học. Thay vì cho trẻ ăn các loại bánh, kẹo có chứa chất đường nhân tạo, mẹ có thể ưu tiên trái cây tươi. Chẳng hạn như: Cam, ổi, táo, lê, nho, dưa hấu, kiwi… Hàm lượng đường thiên nhiên có trong trái cây tươi ít gây hại cho răng miệng.
Mẹo chữa sâu răng cho trẻ em tại nhà được nhiều cha mẹ áp dụng. Phương pháp này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn dễ dàng thực hiện. Vậy trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Sử dụng lá trà xanh có tinh chất từ thiên nhiên chính là ưu tiên hàng đầu. Trong thành phần của lá trà xanh có chứa nhiều hợp chất quan trọng giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
Mẹo chữa sâu răng cho trẻ em đơn giản tại nhà
Trước hết, bạn rửa sạch khoảng 3-5 lá trà xanh tươi, không nhiễm hóa chất độc hại. Tiếp đó, vò nát lá trà xanh, ngậm tại vị trí răng sâu khoảng 3-5 phút rồi lấy nước ấm súc miệng sạch sẽ. Thực hiện phương pháp này đều đặn với tần suất khoảng 2-3 lần/ngày mang lại kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ có thể chữa trị tình trạng sâu răng cho trẻ bằng cách sử dụng mật ong. Mỗi lần, mẹ lấy khoảng 1 thìa mật ong nguyên chất cho trẻ ngậm trong miệng. Đợi khoảng 5-10 phút cho mật ong tiếp xúc đều với toàn bộ khoang miệng. Sau đó, sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước ấm để súc miệng sạch sẽ. Nếu kiên trì thực hiện, tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Nếu mẹ đã áp dụng các phương pháp chữa sâu răng từ dân gian nhưng không hiệu quả thì cần nhờ sự trợ giúp của nha sĩ. Dựa theo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tùy theo tình trạng thực tế của từng trẻ mà các phương pháp sẽ được sử dụng linh hoạt.
Giải pháp chữa sâu răng hàm cho trẻ em
Khi tình trạng sâu răng ở mức độ chưa quá nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ áp dụng giải pháp trám răng. Lúc này, lỗ sâu răng còn nhỏ và không gây ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc của răng. Nếu các mô răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ thường khuyên trẻ nên nhổ răng. Đây là giải pháp tốt nhất để tránh sự phá hủy các răng còn lại.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì. Để bảo vệ hàm răng cho bé luôn chắc khỏe, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời thường xuyên cho trẻ tới nha sĩ kiểm tra định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần giúp phát hiện kịp thời những tổn thương về răng miệng. Hãy theo dõi Angelpro.vn để cập nhật những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe bé yêu nhé!
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.