Ngủ ngon, ngủ đủ giấc giúp cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên, một số trẻ khó ngủ và hay giật mình tỉnh giấc. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này và cách khắc phục tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn đang quan tâm: Cẩm nang giúp bé ăn ngon ngủ ngon – Cha mẹ không thể bỏ qua
Cùng với các hoạt động thường ngày như: Ăn uống, vui chơi, con người luôn cần thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi. Không chỉ ở người trưởng thành, giấc ngủ có ý nghĩa đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, trong giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi, số lượng tế bào não tạo ra đạt tới 80%. Việc sản sinh này có liên quan mật thiết tới thời gian và chất lượng của giấc ngủ.
Trẻ khó ngủ và thường xuyên quấy khóc
Như vậy, giấc ngủ giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất và trí tuệ. Những thông tin bên ngoài môi trường không chỉ được tiếp nhận thông quan các hoạt động mà còn xử lý khi ngủ. Nhưng thực tế, một số trẻ rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là: Trẻ khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc… Nếu không khắc phục kịp thời, vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nghiên cứu của các chuyên gia cho biết, trung bình mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần đảm bảo thời gian ngủ từ 18-20 giờ. Mỗi giấc ngủ kéo dài từ 30 phút – 3 giờ hoặc kéo dài tới 5 giờ. Thời gian ngủ của trẻ sẽ có xu hướng giảm bớt vào những giai đoạn phát triển. Bởi vậy, cha mẹ nên tạo mọi điều kiện tốt nhất để con yêu có những giấc ngủ tuyệt vời.
Trẻ nhỏ khó ngủ, hay giật mình tỉnh giấc vào ban đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi tìm hiểu được chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, mẹ sẽ áp dụng cách khắc phục hiệu quả. Cụ thể như sau:
Giấc ngủ của con người không tiếp diễn giống nhau mà chia thành hai giai đoạn là: REM và Non – REM. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian của hai quá trình này không có sự chênh lệch. Ở giai đoạn REM của giấc ngủ, hệ hô hấp của cơ thể làm việc rất tích cực. Bổ vậy, trẻ có xu hướng thở dồn dập và nhịp tim nhanh hơn. Khi cảm nhận được tín hiệu từ bên ngoài môi trường (âm thanh, ánh sáng… ) trẻ rất dễ bị giật mình tỉnh giấc.
Trẻ sơ sinh khó ngủ do yếu tố sinh lý
Tình trạng trẻ khó ngủ không quá nghiêm trọng khi diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, hiện tượng này có thể liên quan đến vấn đề về bệnh lý nếu tiếp diễn liên tục và có tần suất gia tăng. Một số căn bệnh khiến trẻ thường xuyên rơi vào trạng thái khó ngủ như:
Tình trạng khó ngủ ở trẻ kéo dài cảnh báo vấn đề về sức khỏe
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên, tình trạng trẻ nhỏ khó ngủ bởi một số lý do như sau:
Môi trường sống ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Khi được đảm bảo về thời gian và chất lượng giấc ngủ, cơ thể trẻ sẽ phát triển toàn diện và ổn định. Bởi vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian chăm sóc con yêu ngay từ lúc mới chào đời. Với những bí quyết khắc phục tình trạng khó ngủ dưới đây, mẹ có thể tham khảo để tích lũy kinh nghiệm.
Môi trường sống có vai trò quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, vấn đề này càng cần được cha mẹ chú trọng. Nhằm mang đến cho con yêu giấc ngủ êm ái, mẹ nên thiết kế phòng ngủ khoa học. Xung quanh phòng có trang bị hệ thống rèm che để điều chỉnh ánh sáng hợp lý. Nếu gia đình bạn sống ở khu vực có tiếng ồn mạnh thì nên lắp thêm cửa kính cách âm. Nhờ đó, phòng ngủ hạn chế được tối đa các tác động tiêu cực từ bên ngoài môi trường.
Thiết kế phòng ngủ hợp lý cho bé
Bên cạnh đó, mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát. Các dụng cụ sinh hoạt không bị ẩm mốc hay bám nhiều bụi bẩn. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Nếu trẻ phải sinh hoạt ở môi trường sống không trong lành thì có nguy cơ gây suy giảm sức khỏe.
>> Bạn có thể xem thêm: Trẻ thấp còi là do đâu? Chăm sóc và phòng ngừa đúng cách
Ngay từ giai đoạn thai kỳ, giữa mẹ và bé luôn có mối liên hệ đặc biệt với nhau. Một số mẹ có thói quen “ngủ ngày, cày đêm” nên thời gian sinh hoạt bị đảo lộn. Đến khi em bé sinh ra, thói quen xấu này vẫn không thay đổi. Trẻ có xu hướng ngủ li bì và không chịu vận động vào ban ngày. Nhưng vào ban đêm, trẻ thích chơi đùa, quấy khóc và khó ngủ.
Trẻ em cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm
Để chấm dứt tình trạng này, mẹ bầu nên tập thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ. Mẹ cần bố trí thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vào ban ngày, mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện, vui chơi cùng con. Để trẻ cảm thấy hào hứng, bạn có thể thay đổi linh hoạt các trò chơi như: Hát cùng bé, xếp hình, lăn bóng… Đồng thời, mẹ nên cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài và tắm nắng giúp hấp thu vitamin D.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong. Khi được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có lợi, cơ thể sẽ hoạt động linh hoạt và nghỉ ngơi thoải mái. Các loại thực phẩm tươi sống giàu chất đậm, chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ trẻ phát triển cân đối. Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên thay đổi thực đơn phong phú từ các món như: Hải sản, thịt, trứng, rau xanh, trái cây…
Nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ
Ngoài ra, mẹ không nên cho con nhỏ sử dụng các chất kích thích hay đồ uống chứa nhiều cồn, cafein. Thành phần trong các sản phẩm này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nó kích thích hệ thần kinh khiến trẻ luôn cảm thấy tỉnh táo, khó ngủ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ cần bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm BVSK. Angel Pro là sản phẩm cung cấp kẽm gluconat, L-lysine HCL và nước yến sào giúp trẻ ăn ngon ngủ ngon, bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Angel Pro được phân phối độc quyền tại Công ty cổ phần Dược Phẩm ESICO Việt Nam. Sản phẩm được Bộ Y Tế và Cục ATTP cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bạn có thể đặt mua online tại Cửa hàng Angelpro.vn hoặc mua tại các hiệu thuốc gần nhất.
Liên hệ dược sỹ để được tư vấn miễn phí: 0865.119.836
Thực phẩm BVSK Angel Pro
Hy vọng qua những thông tin Angelpro.vn chia sẻ trên đây, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề trẻ khó ngủ. Ngay từ khi còn nhỏ, các bậc phụ huynh cần tạo cho con thói quen tự giác và sinh hoạt đúng giờ giấc. Chúc thiên thần của bạn luôn phát triển khỏe mạnh!
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.