Bé chậm phát triển trí tuệ khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Lúc này, chỉ số IQ của bé thấp hơn thông thường, nhiều kỹ năng bị hạn chế, cần phải nhờ đến sự trợ giúp của người lớn mới có thể thực hiện được. Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ xác định chính xác các nguyên nhân và tìm ra cách chăm sóc con chu đáo hơn.
Có thể bạn cần xem ngay: Trẻ thiếu canxi – Biểu hiện, nguyên nhân và cách bổ sung hiệu quả
Chậm phát triển trí tuệ nghĩa là gì? Đây là một khiếm khuyết tồn tại trong não bộ, gặp nhiều ở trẻ dưới 18 tuổi. Bé thường bị giới hạn một vài chức năng của não, không thể tự chăm sóc bản thân, không đối thoại, ứng xử được như người bình thường… Chỉ số thông minh của bé chậm phát triển trí tuệ sẽ thấp hơn người thường, bé dễ kích động, không kiểm soát được các hành vi cá nhân. Trẻ chậm phát triển trí tuệ được chia thành 4 cấp độ:
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có nghĩa là gì? Có sao không?
Bé bị chậm phát triển về trí tuệ có thể là do di truyền từ cha mẹ hoặc do mẹ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khi mang thai. Một vài trường hợp khác là do yếu tố môi trường.
Theo các chuyên gia y tế, 30% trẻ chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Những dị thể bất thường được chuyền từ cơ thể người mẹ sang cho con, sinh ra khuyết tật. Tiêu biểu là bệnh Phenylceton, một dạng rối loạn chuyển hóa gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và thể trạng trẻ.
Trẻ khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các loại hóa chất độc hại sẽ sinh ra tình trạng khuyết tật. Đồng thời, trong quá trình mang thai, mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng sai cách, bé không được chăm sóc khoa học, nguy cơ bị chậm phát triển về trí tuệ là rất cao. Với trường hợp này, cần phải thật thận trọng.
Yếu tố môi trường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của não bộ
Trong một thai kỳ, 3 tháng đầu rất quan trọng. Nếu mẹ bầu thường xuyên dùng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá… sẽ gây hại đến thai nhi. Ngoài ra, khi mẹ bị nhiễm ký sinh trùng, virus rubella sẽ làm bé sinh ra chậm phát triển hơn bình thường. Bệnh cao huyết áp ở mẹ bầu làm rối loạn lưu lượng máu, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ.
Nguyên nhân cuối cùng là do chấn thương và bệnh tật. Các căn bệnh như thủy đậu, ho gà, sởi, cường giáp nếu không được chữa triệt để sẽ làm ảnh hưởng đến trí tuệ. Bé bị nhiễm trùng não, viêm não, não bị tổn thương, gây ra tình trạng thiểu năng, chậm lớn. Một vài nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ là do bé té ngã, gặp tai nạn giao thông…
Bé té ngã, tai nạn… tác động tiêu cực đến bộ não
>> Mời bạn xem thêm:
Nhận thức kém, khó khăn khi học hành là những đặc điểm tiêu biểu ở trẻ chậm phát triển trí tuệ. So với bạn bè cùng trang lứa, trẻ chậm chạp, học kém hơn, khả năng nhận thức vấn đề không ưu tú bằng.
Khi bé chậm phát triển trí tuệ, sẽ rất khó để có thể ghi nhớ được thông tin, số điện thoại, các chi tiết dù là nhỏ nhất. Nếu có ghi nhớ được cũng chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian ngắn. Với những sự kiện đã xảy ra cách đó vài tháng hoặc vài năm, bé sẽ quên đi một cách nhanh chóng.
Đặc điểm của những bé chậm phát triển là trí nhớ kém
Đặc điểm thứ hai là bé chậm chạp, học không tập trung. Để học các kỹ năng mới, kiến thức mới, trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ mất nhiều thời gian hơn so với những đứa trẻ thông thường. Các hoạt động hàng ngày bé không thể tự thực hiện, cần phải có bố mẹ ở bên cạnh, nhắc nhở và hướng dẫn nhiều lần. Đồng thời, bé cũng không thể tập trung khi thực hiện bất kỳ hành động nào. Đa phần những đứa trẻ mắc phải bệnh này sẽ không thể học cao khi lớn lên.
Bé chậm phát triển trí tuệ thường sẽ mất hứng thú khi giải quyết một vấn đề nào đó. Khi thất bại, bé sẽ thất vọng, chán nản, không có ý chí để làm lại. Đặc biệt, những đứa trẻ này sẽ rất ghét tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động mang tính chất cộng đồng.
Trẻ mất hứng thú và rất nhanh chán
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không? Đây không phải là bệnh nên không thể chữa khỏi được. Nhưng nếu bé được chẩn đoán sớm có thể cải thiện được ít nhiều. Cha mẹ cần phải kiên trì, nhẫn nại, bao dung và yêu thương bé vô điều kiện.
Hãy dành nhiều thời gian ở bên con, chăm sóc và hướng dẫn bé mọi điều nhỏ nhặt của cuộc sống. Bạn cũng có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý để có kế hoạch cải thiện các triệu chứng bệnh, phân chia, sắp xếp thời gian biểu cho bé một cách khoa học. Khi bé làm sai, không nên chửi mắng mà hãy động viên và hướng dẫn lại cho bé hiểu.
Tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ càng phát hiện sớm, càng có cơ hội điều trị nhanh chóng và cải thiện các triệu chứng bệnh. Vì vậy, khi phát hiện bé có các biểu hiện chậm chạp, kém tiếp thu, thiếu tập trung trong học tập, sinh hoạt hãy nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa. Bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn, khám xét, kiểm tra tổng thể.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ khám ở đâu?
Bé chậm phát triển trí tuệ có những đặc điểm gì? Bài viết trên đây đã trả lời giúp cha mẹ câu hỏi này. Tình trạng này không nguy hiểm nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và nhận thức của bé sau này. Ngoài việc chăm sóc trẻ đúng cách, bạn nên bổ sung cho bé thực phẩm dinh dưỡng Angel Pro để bé phát triển khỏe mạnh hơn. Thông tin liên hệ đặt hàng mời tham khảo tại website Angelpro.vn
Bài viết này có hữu ích không?
Xin cảm ơn đóng góp của bạn.